Tin Tức

Chuyển đổi số trong giáo dục - Xu hướng tất yếu

07/27/2022

Ngày nay việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động giáo dục đã thay đổi rất nhiều phương pháp giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh. Theo đó từ phương pháp giảng dạy truyền thống dần chuyển sang phương pháp giảng dạy tích cực, mở rộng hơn đa nền tảng, giúp phát huy tối đa khả năng tư duy, sáng tạo cũng như sự chủ động trong học tập. Qua đó, người học có thể dễ dàng tiếp cận với tri thức ở mọi lúc, mọi nơi và ứng dụng kiến thức vào thực tiễn. 

Vậy chuyển đổi số là gì và chúng mang lại những lợi ích gì trong giáo dục? Trong bài viết dưới đây hãy cùng Sách Mềm tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu về chuyển đổi số là gì?

Hiện nay có rất nhiều những định nghĩa khác nhau về chuyển đổi số, tuy nhiên có thể hiểu chung chúng là các hoạt động chuyển từ thế giới thực sang thế giới ảo trên không gian mạng. Nơi mọi người có thể dễ dàng tiếp cận với nhiều nguồn thông tin mà lại rút ngắn được về cả thời gian khoảng cách, cũng như không gian. 

Chính vì vậy, trên thế giới có không ít các quốc gia như: Anh, Úc, Đan Mạch, Estonia… đã và đang đẩy mạnh việc triển khai các chiến lược quốc gia về chuyển đổi số. Thực chất nội dung chuyển đổi số rất rộng và đa dạng về các lĩnh vực, nhưng có chung một số nội dung chính về đất nước, cụ thể: Chính phủ số (Dữ liệu mở, dịch vụ công trực tuyến), kinh tế số (Tài chính số, thương mại điện tử), xã hội số (Giáo dục, văn hóa, y tế) và chuyển đổi số về các ngành trọng điểm (Nông nghiệp, giao thông, điện lực, du lịch).

Trong đó Giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số thứ 2 chỉ sau sau lĩnh vực Y tế theo quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Điều này cho thấy tầm quan trọng của phát triển và chuyển đổi số trong giáo dục mang ý nghĩa rất lớn với đất nước.

Lợi ích của công nghệ số đối với giáo dục

Việc ứng dụng chuyển đổi số trong giáo dục mang lại rất nhiều những lợi ích cho việc học tập, giảng dạy, quản lý và đánh giá nguồn nhân lực cho đất nước. Trong đó có thể nhắc về một số điểm nổi bật sau:

  • Nâng cao chất lượng giáo dục: Giúp tăng cường quản lý, giám sát, theo dõi hành vi của người học; Hỗ trợ, tư vấn định hướng học sinh phát triển; Xây dựng hệ thống quản lý, lưu trữ thông tin, cho phép hợp nhất, chia sẻ dữ liệu đảm bảo thông tin đồng nhất, minh bạch.
     

  • Tăng tính tương tác, thực hành - ứng dụng: Tạo dựng các phòng thí nghiệm ảo hay mô hình thực tế ảo có khả năng tương tác với người dùng. Từ đó giúp người học có những trải nghiệm tốt nhất, đa giác quan, dễ hiểu, dễ nhớ, gây cảm giác tò mò, hứng thú. Đồng thời tăng tính tương tác cũng như thực hành ngay trong giờ học.
  • Đem lại không gian, thời gian học linh động, thúc đẩy một môi trường giáo dục mở - bình đẳng - cá thể hóa: Xây dựng nên các hệ thống tạo điều kiện cho người học tiếp thu kiến thức một cách linh động, thuận tiện mọi lúc, mọi nơi. Thúc đẩy một nền giáo dục mở, tiếp cận thông tin đa chiều, tối ưu về thời gian, kiến thức, nhận thức và tư duy.
  • Đa dạng nguồn tài nguyên, học liệu giúp người học, người dạy dễ dàng kết nối với kiến thức dù họ có ở đâu. Đây được xem là xu hướng phát triển tất yếu để phát triển nền giáo dục trong thời kỳ hiện đại hóa.

  • Làm giảm chi phí đào tạo đến mức đáng kể. Theo đó các cơ sở đào tạo sẽ tiết kiệm được chi phí tân trang các trang bị cơ sở vật chất, học phí, chi phí sinh hoạt hay mua tài liệu học tập…
  • Hỗ trợ các cơ sở đào tạo giáo dục vận hành tốt hơn, giảm tải tình trạng lãng phí, tăng hiệu suất, chất lượng làm việc của khối văn phòng, đào tạo.
  • Hỗ trợ đánh giá, phân tích các dữ liệu để tiến hành điều chỉnh các kế hoạch giảng dạy sao cho phù hợp thông qua các phần mềm, đồng thời đánh giá chính xác về kiến thức của từng học sinh,sinh viên.

Chính vì những lợi ích trên chuyển đổi số trong giáo dục được xem là xu thế tất yếu, đặc biệt trong bối cảnh của cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0 nhằm đáp ứng xu thế phát triển toàn cầu và nâng cao chất lượng giáo dục.